Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng đó chính là trình báo đến cơ quan công an trực tiếp hoặc thông qua đường dây nóng. Để có thể lấy lại số tiền bị lừa cũng như trừng trị những kẻ lừa đảo trên mạng, Quý bạn đọc có thể tham khảo một số thông tin nganhangonline.asia cung cấp dưới đây.
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng. Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng và tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?
Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát các cấp;
- Các cơ quan, tổ chức khác: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng và trình tự, thủ tục tố cáo lừa đảo qua mạng
Hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng gồm những gì?
- Đơn trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chip của bị hại (bản sao công chứng);
- Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).
Quy trình xử lý đơn tố cáo
- Tiếp nhận, phân loại xử lý tố cáo theo quy định tại điều 10 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Kiểm tra điều kiện thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 9 của Thông tư liên tịch này
- Người giải quyết tố cáo ban hành quyết định xác minh nội dung tố cáo. Trường hợp người giải quyết tố cáo không trực tiếp tiến hành xác minh thì ra quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Người giải quyết tố cáo làm việc với người tố cáo, yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ để làm rõ nội dung tố cáo. Trường hợp không làm việc trực tiếp với người tố cáo vì lý do khách quan thì có văn bản yêu cầu người tố cáo cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng để làm rõ nội dung tố cáo, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Người giải quyết tố cáo làm việc với người bị tố cáo, yêu cầu giải trình về những nội dung bị tố cáo và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bị tố cáo. Trong trường hợp giải trình của người bị tố cáo chưa rõ, thông tin, tài liệu, chứng cứ do người bị tố cáo cung cấp chưa đầy đủ thì yêu cầu người bị tố cáo tiếp tục giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ về các vấn đề còn chưa rõ, theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Người giải quyết tố cáo ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo. Trong trường hợp cần thiết, người xác minh trực tiếp làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Người giải quyết tố cáo trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân, theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Khi thời hạn xác minh nội dung tố cáo đã hết, nhưng nội dung xác minh chưa thực hiện xong thì người giải quyết tố cáo xem xét gia hạn thời hạn xác minh. Thời hạn gia hạn xác minh không vượt quá thời hạn giải quyết tố cáo, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Kết thúc xác minh, người được phân công xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo và đề xuất hướng giải quyết, theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
- Ban hành quyết định giải quyết tố cáo, theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 11 Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP-BNN&PTNT
Mẫu đơn trình báo công an về tội lừa đảo qua mạng
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng và dịch vụ luật sư tư vấn tố cáo lừa đảo qua mạng
- Tư vấn hồ sơ tố cáo lừa đảo qua mạng;
- Tư vấn, soạn thảo đơn tố cáo;
- Tư vấn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người bị tố cáo;
- Đại diện theo ủy quyền để tham gia làm việc, trích lục hồ sơ chứng cứ bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho thân chủ;
- Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong suốt quá trình diễn ra việc giải quyết tố cáo và tranh tụng ở Tòa án.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng, cần thiết về cách thức, trình tự tố cáo lừa đảo qua mạng. Hãy cùng nganhangonline.asia tìm hiểu thêm về nhưng bài như cách vay tiền nhanh nhất,… nhé.